Sự phát triển của những chiếc đĩa vinyl và mâm turntable

Vinyl hay thú chơi mâm đĩa than đang trở lại đấy các ông, nếu các ông gõ tag "Vinyl", "đĩa than" hay "turntable" vào khung search tinhte sẽ thấy các bài viết cũ của tui về món này (thực ra vinyl là nhựa, nhưng chắc các ông nhà mình thấy nó đen như than nên gọi là "đĩa than", hồi xưa nó có cái đĩa Shellac nhưng cái này xưa quá rồi, đại bác bắn không tới). Thú chơi này đang thịnh một cách mãnh liệt luôn nữa là đằng khác khi doanh số bán ra đã vượt CD. Nay chúng ta tìm hiểu về lược sử của mấy cái mâm xoay xoay hấp dẫn này đi :D
 
Chiếc turntable mà chúng ta đang sử dụng ngày nay được phát minh khoàng 7 thập kỷ trước, tuy nhiên thực ra nó có nguồn gốc đã hơn 160 năm. Vào năm 1857, nhà phát minh người Pháp Édouard-Léon Scott de Martinville đã ra mắt chiếc phonautograph sử dụng các rung động của màng diaphragm và stylus để thu sóng âm, sau đó ghi chúng lại trên giấy.
 
 
Phát mình này tuy nhiên chỉ cho phép hình ảnh hóa sóng âm mà thôi chứ không thể chơi lại được, bù lại chính ý tưởng này đã dẫn đến phát minh chiếc phonograph của Thomas Edison vào năm 1877.
 
 
Chiếc phonograph của Thomas Edison sử dụng ống xylanh có rãnh, được quấn ngoài bằng lá thiếc (chính là bề mặt thu âm) và có thể được quay bằng tay quay. Khi âm thanh truyền vào lỗ thu, sóng âm sẽ làm màng diaphragm và kim rung động, đục thành các rãnh trên lá thiếc. Edison sau đó thay thiết kế lá thiếc bằng chất liệu sáp để có được chất âm tốt hơn, cũng như cải thiện độ bền cho máy.
 
 
Mười năm sau, 1887, chiếc gramophone ra đời với bằng sáng chế thuộc về Emile Berliner. Lúc đầu máy sử dụng kim dò để dò các rãnh trên xylanh, sau đó phần xylanh cồng kềnh được thay thế bằng các đĩa dẹp được gia công từ cao su hay shellac. Những chiếc đĩa này trở nên đại trà và được sản xuất với số lượng lớn, kèm theo là chiếc gramophone cũng được thiết kế lại sao cho phù hợp hơn với nhu cầu dân dụng. Hãng Victor Talking Machine Company sau đó cho ra mắt mẫu máy Victrola với thiết kế miệng loa được thu gọn, cho phép nó có thể để vừa vào trong tủ cabinet.
 
Vào những năm 1930, kiểu máy hát lên dây cót bắt đầu được thay thế bằng máy sử dụng điện. Thêm vào đó, thiết kế turntable có kích thước lớn (do tích hợp cả amplifier và loa) cũng bắt đầu ít được quan tâm hơn, thay vào đó là những mẫu máy hi-fi chỉ tập trung vào chức năng chơi đĩa mà thôi.
 
 
Radio Corporation of America (RCA) mua lại Victor Talking Machine Company và lập nên RCA Victor, bắt đầu bán định dạng đĩa 33⅓-rpm cũng như phát hành mẫu turntable Duo Jr. Duo Jr cho phép cắm trực tiếp vào các hệ thống radio, từ đó không cần phải tích hợp thêm amplifier và loa. Sản phẩm lúc đó có giá $16.50, tính ra khoảng $233 hiện nay. Từ đây những chiếc turntable bắt đầu phát triển theo một hướng mới chuyên biệt hơn.
 
Các kiểu turntable: Idler wheel (xoay thụ động), belt-drive (dây đai) và direct-drive (xoay trực tiếp)
 
 
Hầu hết những mẫu turntable hiện nay đều là belt-drive, tiếp đến là direct-drive, tuy nhiên xuất hiện sớm nhất chính là thiết kế idler wheel. Những chiếc turntable đầu tiên có khả năng chơi nhiều đĩa liên tục có thiết kế sử dụng trục xoay. Đĩa sẽ được đặt chồng lên nhau trên các trục xoay này và khi chơi hết một đĩa, máy sẽ tự động xoay đĩa tiếp theo. Để chiếc turntable có thể xoay với tốc độ chính xác khi bị chồng đĩa nặng phía trên đè xuống, lực xoay của mâm phải rất mạnh. Đó là lý do vì sao cơ chế idler wheel drive (xoay thụ động) - một bánh xoay cao su giúp cách ly các rung động ảnh hưởng từ motor đến mâm đĩa - sẽ là thiết kế phù hợp nhất, giúp đảm bảo tốt hiệu năng chơi nhạc của chiếc turntable.
 
 
Tuy nhiên thiết kế idler wheel drive cũng có nhiều khuyết điểm. Dễ thấy nhất trong số đó chính là các rung động vẫn có thể truyền qua bánh xoay cao su đến mâm đĩa, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
 
 
Thiết kế belt-drive (dây đai) cho hiệu năng làm việc tốt hơn nhiều, đồng thời cũng có cấu tạo đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn. Kiểu thiết kế này gồm một motor có nối dây đai vào mâm đĩa để xoay mâm. Dây đai sẽ hấp thụ các rung động từ motor, từ đó giúp cách ly nhiễu rung lên mâm đĩa.
 
 
Vào giữa những năm '60, chiếc AR Turntable của Acoustic Research với thiết kế treo lò xo ở 3 vị trí (three-point suspension) trở nên rất phổ biến, là một trong những mẫu turntable belt-drive đầu tiên.

Đây cũng là một con mâm Belt-drive. Audiocraft AR-110 và cần SEAC WE-407/23​
 
Sau này còn có nhiều hãng cũng thành công với thiết kế trên. Như hình trên.
 
Technics SP10 MK2 và Cần SEAC WE-308SX của mình đang dùng nghe hàng ngày​
 
Thiết kế direct-drive (xoay trực tiếp) được phát minh vào đầu những năm '70 bởi thương hiệu Technics (Panasonic), cho ra mắt chiếc Technics SP-10. Ở thiết kế này, mâm đĩa sẽ được gắn trên motor xoay với tốc độ 33⅓-rpm hoặc 45-rpm. Không như thiết kế idler wheel và belt-drive, cấu tạo direct-drive sẽ liền thành một khối và cũng không cần phải thay thế hay sửa chữa. Khuyết điểm của nó là mức giá cao, cũng là lý do vì sao chỉ những mẫu turntable high-end mới có thể sở hữu thiết kế direct-drive.
 
Đĩa vinyl
 
Như đề cập ở trên, lúc đầu người ta chỉ sử dụng tay quay để quay xylanh thu âm, do đó tốc độ thu âm và nghe chưa có một tiêu chuẩn nhất định. Tiêu chuẩn đầu tiên được công nhận và sử dụng là 78-rpm (đầu những năm 1900, khi các máy turntable sử dụng nguồn điện được phát minh). Tốc độ 78-rpm là do motor chỉ quay được 3600 vòng mỗi phút, và với tỷ lệ chi tiết máy 46:1 sẽ tạo ra tốc độ ~78.26 vòng mỗi phút trên chiếc turntable.
 
 
Đĩa nhạc đầu tiên sử dụng chất liệu shellac là chủ yếu, tuy nhiên sau khi loại nhựa này trở nên khan hiếm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, người ta chuyển sang sử dụng chất liệu vinyl. Từ đây, nhiều định dạng đĩa mới bắt đầu được phát triển và sử dụng gồm 33 ⅓-rpm hay 45-rpm. Đặc điểm chung của chúng là có rãnh đĩa nhỏ hơn (~0.001 inch) so với rãnh đĩa 78-rpm (~0.003 inch).
 
Tiếp theo đó, nhiều kích thước đĩa khác nhau cũng lần lượt ra đời, như đĩa 7-inch, 10-inch hay 12-inch. Những chiếc đĩa này có thể lưu trữ từ 3 ~ 5 phút nhạc và có giá thành rẻ cũng như dễ sản xuất, tạo ra xu hướng mới cho ngành âm nhạc. Đây chính là tiền đề cho dạng đĩa single (chỉ chứa khoảng 1 ~ 2 bài hát) ngày nay. Từ những năm 1950, xu hướng phát hành đĩa single bắt đầu chậm dần lại.
 
Cũng không thể không đề cập đến việc đĩa nhạc thời này hầu như đều là mono. Các bản thu stereo chỉ bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm '60 đến đầu những năm '70 do trước đó các nhà đài không có thiết bị để chơi nhạc stereo. Khoảng giữa những năm '70, đĩa vinyl bắt đầu nhanh chóng chuyển sang định dạng stereo. Nếu khi thu mono, kim stylus chỉ di chuyển theo hàng ngang thì khi thu stereo, kim stylus sẽ di chuyển theo cả hàng ngang và dọc, tạo nên sự khác biệt không nhỏ.
 
Sự hồi sinh của phong trào vinyl
 
Những năm '70 là kỷ nguyên vàng của vinyl, tuy nhiên nhanh chóng phai nhạt khi băng cassette và đĩa CD bắt đầu xuất hiện từ thập kỷ '80. Thế mà gần đây phong trào vinyl đã hồi sinh cực kỳ mạnh mẽ, từ việc người người nhà nhà đi săn lùng những bản đĩa vinyl quý hiếm, đến việc các hãng âm thanh cũng sản xuất và cho lên kệ nhiều mẫu turntable hiện đại.
 
Project Debut Carbon và iFi iPhono 2 Phonostage​
 
Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng vinyl là thú chơi riêng của "dân nhà giàu", thực tế thì người không quá dư dả vẫn có thể tiếp cận được với sở thích này. Như bộ trên, chừng 30tr là đã có thể chơi mút mùa lệ thủy. Các sản phẩm liên quan đến vinyl như mâm, cần, kim, phonostage càng ngày càng có giá dàn trải, mua đĩa cũng dễ hơn.
 
Những đầu turntable cao cấp đời mới hiện nay còn hỗ trợ cả khả năng stream nhạc không dây (cho loa hoặc tai nghe Bluetooth) hay có kết nối USB (cho phép bạn rip đĩa vinyl thành file kỹ thuật số).
 
Project Jukebox E - một mâm turntable all-in-one giá rẻ rất phù hợp cho người mới chơi, cỡ đâu đó 16-17tr​
 
Nhiều đầu turntable hiện đại cũng được tích hợp phono-stage để kết nối trực tiếp với amplifier. Ngoài ra còn có các bộ sản phẩm all-in-one tích hợp cả phono-stage, amplifier và loa. Doanh số đĩa vinyl hiện nay cũng tăng đều hàng năm, chứng tỏ phong trào hồi sinh vinyl không chỉ là nhất thời mà chắc chắn sẽ còn tiếp tục lâu hơn nữa.

 
Karaoke King 2
SR
Verity
Hanet
Karaoke Crow
Karaoke Đất Quảng
Karaoke Hiền My
Karaoke Hot Boy
Karaoke Hồng Nhung
Karaoke Bảo Trân
Karaoke Diệu Hiền
Karaoke King
Karaoke Idol
Karaoke Chiến Hữu
Karaoke Dạ Thảo Club
Karaoke BIGBANG
Karaoke Mười Vàng
Karaoke X8 KTV
Karaoke Paradise Tam Kỳ
Như Minh Plaza