Qualcomm aptX Voice



Một vấn đề mà rất nhiều người sử dụng tai nghe Bluetooth luôn phàn nàn đó là việc chất lượng đàm thoại, nghe gọi vẫn thấp hơn so với việc sử dụng trực tiếp trên điện thoại. Điều này không hoàn toàn do chất lượng microphone trên tai nghe mà còn liên quan đến băng thông truyền tải của Bluetooth. Tiêu chuẩn codec mới aptX Voice vừa được Qualcomm giới thiệu sẽ giải quyết được phần lớn chất lượng đàm thoại trên các tai nghe Bluetooth.
 
Một trong những điểm cải tiến lớn nhất trong hệ thống mạng điện thoại 4G đó là chất lượng đàm thoại cao cấp hơn. Nếu các bạn còn nhớ thời kỳ 2G, 3G thì chất lượng đàm thoại không được rõ ràng và trong trẻo như hiện nay. Công rất lờn một codecs truyền tải giọng nói EVS với lượng băng thông lớn 'super-wideband' cho phép truyền tải tần số lên đến 32kHz giúp cải thiện chất lượng hội thoại, giọng nói và thu âm môi trường xung quanh. Các tiêu chuẩn codec truyền tải giọng nói trước đây có băng thông nhỏ hơn như AMR 8kHz và AMR-WB 16kHz. Codec EVS này là nền tảng chính trong các công nghệ truyền thông VoLTE (Voice over LTE) và VoWiFi (Voice over WiFi). Tóm lại codec có dung lượng băng thông càng lớn thì chất lượng giọng nói càng cao, nghe càng trung thực.
 
 
Tuy nhiên đây cũng chính là lý do mà nhiều tai nghe khi nghe gọi có kém hơn so với điện thoại. Khi các bạn sử dụng nghe gọi trực tiếp trên điện thoại thì sẽ tự động sử dụng chuẩn codec EVS để truyền tải tín hiệu hội thoại trên mạng điện thoại. Tuy nhiên codec EVS này có mức dung lượng bộ nhớ lớn không thể truyền tải toàn bộ tín hiệu toàn bộ thông qua pipeline của Bluetooth. Khi nghe gọi thông qua các tai nghe Bluetooth thì chất lượng giọng nói phải bị nén xuống, chuyển đổi định dạng nhỏ hơn để có thể giao tiếp với điện thoại thông qua Bluetooth.
Tiếp theo là latency độ trễ phải rất thấp bởi vì các bạn sử dụng cho mục đích đàm thoại thời gian thật nên trễ một giây cũng là một vấn đề quang trọng. Điều này loại bỏ các conversion codec điều chỉnh ở miền tần số như AAC, mặc dù có chất lượng âm thanh tốt và độ nén cao tuy nhiên thời gian xử lý chuyển đổi lại rất lâu. Ngoài ra cũng có một vài yếu tố liên quan khác như điện năng tiêu thụ, bộ nhớ đệm buộc tai nghe Bluetooth phải sử dụng một codec 'nhẹ'.
Các thiết bị điện thoại và tai nghe thông thường sử dụng các codec giọng nói là SBC/CVSD (8kHz) và mSBC (16kHz). Tuy nhiên các codec này có chất lượng truyền tải, băng thông thấp không thể khai thác được các ưu điểm của hệ thống mạng 4G mới như trên trực tiếp điện thoại.
 
 
Chuẩn codec dành cho đàm thoại mới Qualcomm aptX Voice, được thiết kế chỉ với mục đích cải thiện chất lượng nghe gọi thông qua Bluetooth. Đây là một codec chuyên dụng dành cho đàm thoại với mức băng thông lên đến 32kHz tương tự như EVS codec, giống như đang nghe gọi trực tiếp trên điện thoại. Đồng thời giải quyết các vấn đề về độ trễ, độ ổn định của tín hiệu đàm thoại. Theo thang đo chất lượng âm thanh Perceptual Evaluation of Audio Quality (PEAQ), codec aptX Voice đạt mức 4.7/5 cao hơn nhiều so với mSBC 4.31 và nhỉnh hơn so với cả EVS 4.69.
aptX Voice là một codec nhỏ (subset) đi kèm với tiêu chuẩn codec Qualcomm aptX Adaptive thế hệ thứ 2. Nếu các bạn muốn sử dụng codec này thì cả thiết bị nguồn và thiết bị cuối đều phải hỗ trợ aptX Adaptive và aptX Voice để có chất lượng đàm thoại tốt nhất. Cũng cần lưu ý là tiêu chuẩn aptX Adaptive không nhất thiết sẽ đi kèm aptX Voice.
 
 
Android 10 sẽ bắt đầu chính thức hỗ trợ aptX Adaptive, tuy nhiên các bạn cần lưu ý aptX Voice chỉ xuất hiện trên atpX Adaptive r2 (thế hệ thứ hai). Ở thế hệ thứ hai, aptX Adaptive r2 có khả năng hỗ trợ chất lượng nhạc Hi-Res Audio với chất lượng 24-bit/96kHz với bit-rate lên đến trên 600kbps. Hiện tại aptX Adaptive chỉ dừng tại ngưỡng 420kbps cho chất lượng truyền tải tối đa đến 16bit/48kHz. Đây là một tin vui dành cho cộng đồng audiophile và sẽ là codec nhạc Hi-Res thứ ba sau LDAC và LHDC.
Tiêu chuẩn aptX Voice mới nhất của Qualcomm cũng có những yêu cầu về phần cứng. Hiện tại có chip Qualcomm Fast Connect 6800 có hỗ trợ chuẩn aptX Voice cùng với Bluetooth 5.1 và Wi-Fi 6. Ngoài ra về mặt tích hợp trên điện thoại, chip Qualcomm Snappdragon 865 sắp được ra mắt rất có khả năng mang những tính năng này đến các mẫu điện thoại đầu bảng vào năm 2020.
 
Tóm lại để tai nghe, điện thoại và các thiết bị khác hỗ trợ aptX Voice thì người dùng cần phải chờ thêm khoảng một hai năm nữa. Và tại sự kiện Snapdragon Tech Summit sắp được tổ chức vào ngày 3 đến ngày 5 tháng 12, Qualcomm có thể sẽ giới thiệu thêm về nhiều tính năng cụ thể của thế hệ codec aptX mới này.

Karaoke King 2
SR
Verity
Hanet
Karaoke Crow
Karaoke Đất Quảng
Karaoke Hiền My
Karaoke Hot Boy
Karaoke Hồng Nhung
Karaoke Bảo Trân
Karaoke Diệu Hiền
Karaoke King
Karaoke Idol
Karaoke Chiến Hữu
Karaoke Dạ Thảo Club
Karaoke BIGBANG
Karaoke Mười Vàng
Karaoke X8 KTV
Karaoke Paradise Tam Kỳ
Như Minh Plaza