Phát hiện lại âm thanh của giống chó cổ đại cực kỳ đặc biệt biết hát tưởng chừng đã tuyệt chủng cách đây 50 năm
Đã hơn 5 thập kỉ trôi qua, không có ai được cho là đã nhìn thấy giống chó đặc biệt biết hát New Guinea trong tự nhiên nữa. Thứ âm thanh lên xuống bất thường này của nó – được miêu tả là “tiếng sói tru với tần số cao hơn âm thanh của cá voi”.
Nhưng hiện tại, âm thanh từ những cá thể hiếm thấy ấy đã được phát hiện lại tại vùng rừng rậm của New Guinea. Giống cho biết hát này của New Guinea có mối quan hệ gần gũi với giống Dingo của Úc, âm thanh nó tạo ra có âm hưởng ám ảnh người nghe, kiểu như oán trách điều gì đó.
Giống chó hát (trái) so với giống cho Dingo (phải)
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra giống cho đặc biệt này đã đến New Guinea 3.500 năm trước, có cấu tạo gen giống như bầy chó hoang dã sống gần những bãi vàng ở cao nguyên New Guinea, nếu được công nhận, bài nghiên cứu sẽ giúp bảo tồn giống chó hát này trên toàn thế giới.
Những cá thể biết hát này, đâu đó tầm 250 con được cho là bị nuôi nhốt trên toàn thế giới, được Tổ chức chó hoang dã vùng cao New Guinea ví như “những hóa thạch sống”.
Đây là "tiếng hát" của giống chó cổ New Guinea
Từ những năm 70, người ta đã không còn được chứng kiến giống chó này ngoài tự nhiên nữa. Nhưng những người dân địa phương cho biết họ vẫn nghe đâu đó có âm thanh của loài vật này.
Những nhà nghiên cứu về động vật đã tìm kiếm, phân tích những mẫu phân của những loài chó hoang dã ở khu vực bãi vàng, kết quả là dáng vẻ, hành động, âm thanh rất giống với giống “chó hát”. Một bản báo cáo khoa học trên Proceedings of the National Academy of Sciences nói rằng chó hoang dã vùng cao với “chó hát” có cấu hình gen giống nhau. Và vùng cao nơi đây là “những nơi tuyệt vời để bảo tồn đa dạng sinh học”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự tác động của con người ảnh hưởng đến tiến trình tiến hóa của loài chó này, bởi sau một thời gian dài chung giao phối cận huyết, giống “chó hát” này đã gặp vấn đề trong việc duy trì nòi giống. Vì thế, những nhà khoa học mong muốn lai giống chó này với giống chó ở những vùng cao để bảo vệ số lượng và tái tạo lại sự đa dạng trong di truyền, tránh vấn nạn gặp phải khi nuôi nhốt chúng.
Còn trong thế giới âm nhạc, đã tồn tại một sự hào hứng không hề nhỏ đối với giống chó này và âm thanh phát ra từ nó. Năm 1964, nhạc trưởng và nhà soạn nhạc Sir Malcolm Sargent tặng giống chó hát New Guinea này cho sở thú London.
Sir Malcolm Sargent tặng giống chó hát New Guinea cho sở thú London. Ảnh: gettyimages
Bên cạnh đó, người trông coi vườn thú tại Trung tâm giáo dục động vật hoang dã Wizard of Paws – Indianapolis, cho biết “Những nghệ sỹ opera yêu thích giống chó này vì tụi nó có khả năng chơi được những nốt nhạc rất cao.”
Ở New Guinea, người ta tin rằng những con chó nơi đây có linh hồn của những người đã khuất. Một người trong sở thú đã từng chia sẻ với Reuters năm 1969 rằng: “Nhiều người khẳng định rằng họ có thể nhận ra giọng của những người cụ thể trong âm thanh phát ra của những con chó này!”