1. MQA là gì?
Master Quality Authenticated (MQA) là một định dạng codec âm thanh đến từ Anh được phát triển bởi Bob Stuart, người đồng sáng lập công ty âm thanh Hi-Fi nổi tiếng Meridian Audio. Ý tưởng chính của MQA là sử dụng những bản thu chất lượng cao trực tiếp từ trong phòng thu sau đó gói gọn các file nhạc này này lại trong một file có dung lượng vừa phải để có thể dễ dàng download hoặc stream online.
Quá trình encoding của MQA sử dụng kỹ thuật nén file nhiều bước được giới thiệu tương tự như quá trình gấp giấy origami. Đầu tiên MQA sẽ nén thông tin của các dải tần số cao nằm ngoài ngưỡng nghe được của con người vào các dải tần số thấp hơn ( ngưỡng nghe thông thường của tai người là 20Hz đén 20kHz). Lý do được đưa ra là dải tần số cao trên bao gồm các hòa âm mà con người không thể nghe thấy được, lý thuyết của MQA được tạo nên nhằm mục đích giải quyết các vấn đề của định dạng PCM thông thường. Với các định dạng PCM thì tất cả các tần số đều được ghi lại như nhau kể cả những tần số nằm ngoài ngưỡng nghe của con người.
Một vấn đề khác được MQA xử lý đó là những sai lệch về thời gian được tạo ra bởi quá trình chuyển đổi âm thanh analog sang digital bên trong phòng thu. Để giải quyết vấn đề này MQA sử dụng một filter kỹ thuật số mà hãng gọi là de-blurring. Thêm vào đó, MQA cũng mang theo những thông tin để sữa các lỗi về thời gian trên file để có thể chỉnh sửa những sai sót thời gian trực tiếp trên phần Digital to Analog Converter (DAC) của người dùng.
3. Muốn nghe nhạc MQA cần những gì?
Nếu muốn phát huy hết toàn bộ khả năng giải mã MQA thì người dùng cần có một hệ thống phần mềm hỗ trợ MQA cũng như phần cứng DAC giải mã được MQA chứng nhận. Tuy nhiên người dùng vẫn có nghe các File MQA trên các thiết bị không hỗ trợ MQA. Trong trường hợp này, người dùng vẫn có thể nghe được các hiệu ứng de-blurring filter, tuy nhiên người dùng sẽ không nghe được file giải nén chất lượng cao cấp như trong phòng thu.
Khi giải mã định dạng MQA với phần mềm tương thích như Tidal hay Audirvana+, Roon thì người dùng có thể nghe được file giải nén lần đầu tiên. File MQA sẽ được giải nén upsample lên mức 88.2kHz hoặc 96kHz tùy theo sample rate của file gốc, file sau khi được giải nén lần đầu được gọi là MQA Core. Nếu người dùng đang sử dụng một DAC có chứng nhận giải mã MQA thì tín hiệu từ MQA Core sẽ được tự động giải nén thêm một lần nữa, giúp người dùng có thể nghe được file Hi-Res giống như trong phòng thu với tần số lấy mẫu có thể lên đên 768kHz.
Hiện nay có khá nhiều những sản phẩm DAC hỗ trợ chuẩn giải mã MQA đến từ nhiều thương thiệu khác như Audioquest, Meridian, Mytek, NAD, iFi… Nhiều thiết bị DAC các bạn chỉ cần đơn giản là update firmware mới là có thể sử dụng giải mã hỗ trợ MQA như các mẫu iFi hay PS Audio.
Đối với đa số người nghe thì phương pháp để nghe nhạc MQA chủ yếu là thông qua Tidal (các album MQA được ghi trong file là ‘Master’), ngoài ra các bạn có thể download thông qua các trang web highresaudio.com và 2L.
Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều trong việc sử dụng công nghệ MQA, tuy nhiên chúng ta cũng phải công nhận rằng MQA đã trở thành một xu thế công nghệ âm thanh mới và được nhiều hãng âm thanh ủng hộ mặc dù chỉ mới ra đời cách đây một vài năm.