Đánh giá chất âm FiiO Q5s

Phần quan trọng nhất trong mỗi bài review sản phẩm âm thanh, đó là chất âm nghe như thế nào. Để đánh giá khách quan thì mình cũng để sản phẩm burn-in trong khoảng hơn một trăm tiếng. Trong bài review này mình sẽ sử dụng hai chiếc tai nghe mình vẫn sử dụng hằng ngày là Sony IER-M7, MDR-1AM2 vừa có cổng single-ended 3.5mm và balanced 4.4mm ngoài ra cũng có thêm Focal Clear. Và sau đó là hành trình đi tìm chiếc tai nghe có thể song kiếm hợp bích phù hợp với chiếc Q5s nhất. Nguồn nhạc trong bài viết này mình chủ yếu sử dụng dịch vụ stream nhạc Hi-Res Mora Qualitas/TIDAL và nguồn nhạc Lossless trên máy mình thông qua Jriver/Audirvana.
 
 
Ấn tượng đầu tiên khi nghe FiiO Q5s của mình đó là một màu âm hơi bóng bẩy, màu sắc dễ nghe tuy nhiên vẫn có một dải trẩm dày dặn, chắn chắc và làm mình liên tưởng ngay đến màu âm của một thương hiệu âm thanh nổi tiếng khác đó là Accuphase. Mang một chất hơi high-end nhưng vẫn dễ nghe, dễ cảm với đa số người nghe thậm chí là những người chỉ mới bắt đầu chơi âm thanh. Điểm đầu tiên và có lẽ với những người chưa từng nghe qua những DAC/Amp cao cấp chắc ấn tượng đầu tiên đầu tiên là âm trường. Tiếng cảm giác như được bung lụa, thoáng hơn cũng như chi tiết âm hình của các nhạc cụ được thể hiện tốt hơn nhiều.
 
 
Và như mình đã nói là FiiO Q5s đã được burn-in đến khoảng 100 tiếng để nghe cho công bằng. Trước khi burn-in thì dải trầm của Q5s có cảm giác hơi nhẹ nhàng, bay bổng nhưng thiếu độ chắc chắn và sau khi burn-in thì tiếng có body chắc chắn, dải trầm nổi khối, cảm giác âm hình rõ ràng hơn nhiều
 
Mình sẽ đi sâu vào màu âm của FiiO Q5s để các bạn có thể dễ hình dung hơn nhé:
  • Dải trầm: Cảm giác đầu tiên là khá chắc chắn, thể hiện được độ nổi khối tốt cũng như độ sâu. Kiểu bass của FiiO Q5s khá chững chạc có cảm giác từ tốn, không gấp gáp hối hả nên các bạn có thể nghe được những thể nhạc cổ điển những tiếng contrabass, drum, snare hay các thể loại jazz, blues rất tốt. Với nhạc Việt và đặc biệt là nhạc vàng, dải trầm của Q5s có cảm giác đầy đặn rất dễ nghe. Đối với những thể loại nhạc điện tử như EDM hay Trance, nói chung nhạc nhiều Bass thì các bạn có thể bật chế độ bass boost để có thể phiêu hơn nhé.
  • Trung âm: Đây chính là điểm nổi bật nhất của FiiO Q5s, sản phẩm có khả năng độ chi tiết của giọng ca rất tuyệt vời. Hơi nhấn nhá ở dải High-Mid đi cùng với một độ trong trẻo cực kỳ tốt, giúp cho những giọng ca nữ được thể hiện rất bóng bẩy, bay bổng cùng với màu âm ấm áp khá nịnh tai ngọt ngào. Những giọng nam cũng được thể hiện khá tốt đầy đặn. Tuy nhiên với một số bản thu có thể sẽ phô lỗi khá nhiều nếu như bản thu bị lỗi vì thế có nhiều bản thu cảm thấy bị mỏng, chói.
  • Dải cao: Đây là một điểm “nóng” của FiiO Q5s. Nói chung có cảm giác dải cao của FiiO Q5s hơi sáng, chưa có cảm giác bị chói gắt tuy nhiên nhiều ca khúc có cảm giác tiếng khá căng và các nhạc cụ có cảm giác giàu năng lượng hơn mức cần thiết. Một điểm khác là tiếng nhạc cụ của dải cao chưa có được cảm giác ‘tan’, ‘nhuyễn’ nhiều lúc có cảm giác hơi rời rạc với những bản thu khó như các bản symphony Mahler, Wagner. Tuy nhiên để thể hiện tốt dải cao như vậy thường đòi hỏi những DAC/Amp có mức giá cao hơn nhiều.

Nói chung thì có gọi FiiO Q5s có một chất âm tương đối cân bằng với điểm nhấn nhẹ ở dải mid. Thể hiện được độ chi tiết rất tốt, giọng ca có cảm giác hơi ấm áp dễ nghe.
 
 
1/ Balanced hay Unbalanced:
Nói chung đây là một điểm mà nhiều bạn khá quan tâm, và rất nhiều người cho rằng chỉ khi sử dụng cổng Balanced mới tận dụng được hết những tiềm năng, chất lượng âm thanh của sản phẩm. Cá nhân mình có thử so sánh cả hai cổng và thực sự những điều mình thấy đơn giản là sự khác biệt chứ không hẳn có một cổng nào hay hơn cả. Về mặt chất lượng âm thanh thì cổng 4.4mm và 2.5mm đều hoàn toàn giống nhau, mình không thấy có sự khác biệt nào cả nên nếu có sử dụng các đầu chuyển đổi thì cũng khá vô nghĩa
  • Cổng Single-ended 3.5mm: nghe ba dải liền lạc hơn, với giọng vocal thể hiện mềm mại, dễ nghe hơn. Nói chung nếu bạn chủ yếu nghe trung âm và vocal thì chắc sẽ thích cổng single-ended hơn.
  • Cổng Balanced 4.4: Có cảm giác âm trường thoáng đãng hơn, độ tách bạch của chi tiết giữa hai kênh được thể hiện rõ ràng, và đặc biệt là dải trầm nghe có vẻ rành mạch, có độ lực tốt hơn.
2/ Phối ghép tai nghe
Có nhiều bạn hay hỏi mình tai nghe này có đi hợp với DAC/Amp này không thì mình xin nói thật không phải tai nghe nào mình cũng nghe qua. Mình cũng chỉ nghe được một vài mẫu sơ sơ thôi và không phải lúc nào cũng có sẵn tai nghe để cắm rút. Dưới đây là những tai nghe mình nghe qua để phối ghép và thấy hợp tình hợp ý nhất.
 
 
Over-ear:
Sennheiser HD599: Nghe thì có vẻ không thuyết phục lắm khi chiếc tai nghe có giá rẻ hơn cả chiếc DAC/Amp. Tuy nhiên theo mình combo này khá nhạc tính, dễ nghe. Nếu được thì các bạn vẫn có thể lên được HD660s. (Lưu ý là HD600 hay HD650 sẽ khó kéo hơn và cần module AM5)

HiFiMan Sundara: Đây là combo mà mình sẽ recommend với các bạn đặc biệt là dùng để nghe tạp nhiều thể loại.

Sony MDR-Z7M2 (thậm chí là cả MDR-Z1R): tiếng của cả hai mẫu này đều khá ấm áp, dễ nghe để có thể phối ghép với Q5s. Chuyên trị những thể loại nhạc chậm cần một độ dày dặn, dải trầm chắc chắn, combo này chiến nhạc vàng rất tốt

Focal Elear: Tiếng khá dày, giọng ca ngọt và tương đối nịnh tai nhưng vẫn có được tốc độ tốt. Combo này thể hiện được cân bằng giữa sự ngọt ngào và đặc tính kỹ tính thuật của một combo high-end như độ trong trẻo, âm trường, tốc độ, decay.
 
 
In-Ear
FiiO FH7: Đây là combo mà chắc sếp AudioPsycho sẽ khá thích bởi vì tiếng khá fun, tràn đầy năng lượng, giàu kỹ thuật.

Campfire Polaris: Mình nghe thiên hạ hay đồn thổi con này dành cho BassHead, mình đã nghe đến 3 con khác nhau rồi. Mình xin khẳng định con này lúc mới đầu chưa burn-in thì tiếng có nhiều bass thật, tuy nhiên sau khi burn-in tiếng dày, ấm áp và rất tình cảm chứ không còn “trẻ trâu” như ban đầu (nếu nhiều bass có khi do burn-in sai). Nói chung combo này mình nghĩ tiếng sẽ rất phù hợp với những người mới muốn đầy đủ vẹn toàn ở cả ba dải mà vẫn dày dặn, dễ nghe đủ bass

AKG N5005: Nói chung đây là một combo cá nhân mình rất thích bởi vì khả năng thể hiện được độ chi tiết của vocal cực kỳ tinh tế, cảm giác nhẹ nhàng. Nói chung để nghe nhạc nhẹ, vocal cực kỳ tốt. Mình vẫn hay nghe J-Pop cũng như một ít K-Pop (IU, Heize, Bol4) thì đây là combo mà mình rất thích.
 
 
3/ So sánh với Q5:
Hiện nay mình không có trên tay trực tiếp mẫu FiiO Q5 nên mình cũng chỉ nhớ thôi. FiiO Q5 phiên bản trước đây có màu âm theo kiểu hơi hướng Mỹ mạnh mẽ, bạo lực với dải trầm chắc chắn, nhiều impact hơi nhấn vào upperbass
Về đặc tính kỹ thuật thì có lẽ FiiO Q5s nâng cấp khá nhiều về âm trường âm hình và độ trong trẻo chi tiết. Ngoài ra màu âm cũng theo một hơi hướng mới bóng bẩy và tinh tế hơn, theo đúng kiểu audiophile
Nói tóm lại nếu phiên bản FiiO Q5 chủ yếu phù hợp với các loại nhạc hiện đại, EDM, electronic thì FiiO Q5s lại phù hợp với các thể loại nhạc tình cảm hay cụ thể là các thể loại nhạc audiophile như blues, jazz, vocal. Nói vậy không phải Q5s ít bass, trong số các sản phẩm Portable DAC/Amp thì đây vẫn là một trong những mãu có độ chi tiết của dải trầm thuộc vào hàng khá nhất chỉ sau Chord Mojo và Micro iDSD.
Nếu bạn nào vẫn đang thích màu âm của FiiO Q5 thì vẫn có thể sử dụng bình thường và nếu muốn nâng cấp thì tốt nhất nên mua module AM3D. Còn nếu bạn nào đã nghe FiiO Q5 và cảm thấy tiếng kiểu này hơi mạnh bạo, hơi thị trường thì FiiO Q5s sẽ là sự lựa chọn hợp lý.
 
 
4/ So sánh với xDSD và Mojo
Mỗi mẫu sẽ có một điểm mạnh yếu khác nhau các bạn có thể nghiên cứu để lựa chọn mẫu phù hợp:
FiiO Q5s: Có thể thay module amp, âm sắc bóng bẩy hơi ấm áp, dễ nghe và đây cũng là mẫu DAC/Amp có sử dụng cổng balance 2.5mm và 4.4mm. Nói chung thểCó thể tương thích với nhiều dạng tai nghe nhờ việc thay đổi module amp.
iFi xDSD: Âm trường thoáng nhất, tiếng rất airy nhẹ nhàng phù hợp với những bạn nào nghe nhiều nhạc cụ như nhạc giao hưởng, orchestra. Về độ chi tiết cũng ngang ngửa với Q5s Mạch amply mặc dù chỉ có 500mW tuy nhiên với CyberDrive giúp cho sản phẩm có thể kéo những tai nghe khó chơi như R70x, HD660s hay thậm chí cả những tai nghe Planar.
Chord Mojo: Mặc dù là mẫu ra mắt từ lâu nhất nhưng vẫn là mẫu tốt nhất mặc dù âm trường không được rộn như xDSD hay bóng bẩy, màu sắc như Q5s tuy nhiên màu âm rất trung thực, với độ chi tiết cao, tiếng kỹ thuật hơn so với hai đối với các đối thủ cạnh tranh. Nếu các bạn cần một chiếc DAC/Amp trung tính để thể hiện “đúng” chất của tai nghe thì Mojo là lựa chọn hợp lý nhất. Nếu các bạn muốn gắn sử dụng để stream qua DLNA, UPnP, Roon hay cắm thẻ nhớ thì chỉ có Mojo mới hỗ trợ các tính năng này nhờ module Chord Poly.
5/ Tổng kết
 
Những điểm mình thích:
Thiết kế đơn giản, mạnh mẽ
Dễ dàng điều khiển
Pin khoảng 9 tiếng đủ sử dụng trong suốt một ngày
Có đầy đủ các các cổng kết nối từ input (line in/Coax/Optical/USB/Bluetooth) cũng như đầy đủ các cổng output từ Line Out và các cổng headphone out như Balanced 4.4mm và 2.5mm.
Có khả năng thay thế module để nâng cấp chất âm
Chất âm cũng nhẹ nhàng, trong trẻo, độ chi tiết tốt
Chuyên trị các thể loại nhạc nhiều vocal
Tương đối dễ phối ghép với tai nghe.
Những điểm mà mình không thích:
Bluetooth Receiver có chất âm không ưng ý lắm
Module amp stock cho chất âm khá trung tính, tuy nhiên nếu muốn anh em có thể đổi module amp khác dễ dàng
Karaoke King 2
SR
Verity
Hanet
Karaoke Crow
Karaoke Đất Quảng
Karaoke Hiền My
Karaoke Hot Boy
Karaoke Hồng Nhung
Karaoke Bảo Trân
Karaoke Diệu Hiền
Karaoke King
Karaoke Idol
Karaoke Chiến Hữu
Karaoke Dạ Thảo Club
Karaoke BIGBANG
Karaoke Mười Vàng
Karaoke X8 KTV
Karaoke Paradise Tam Kỳ
Như Minh Plaza