Chi tiết các thiết bị cần có trong 1 bộ dàn âm thanh cơ bản, như sau:
Mô phỏng cách hoạt động của các thiết bị trong bộ dàn âm thanh gia đình:
Nguồn phát, Micro => Mixer => Các bộ xử lý tín hiệu => amply => Dàn loa và loa sub
1. Nguồn phát
Nguồn phát hay còn gọi với tên Source hay nguồn âm có thể sẽ gây khó hình dung cho nhiều người, nhưng nó lại rất quen thuộc với đời sống thường ngày. Đây là các thiết bị đóng vai trò làm nguồn phát âm thanh trong một bộ dàn âm thanh. Ngoài thực tế các nguồn phát hay gặp nhất thường sẽ là micro, các loại đầu DVD, CD, đầu karaoke, các loại nhạc cụ như guitar, organ, piano điện...
Các thiết bị đóng vai trò làm nguồn phát sẽ cung cấp tín hiệu âm thanh cho bộ dàn của bạn, đến loa là điểm nhận cuối cùng và chuyển thành sóng âm truyền đến tai người nghe.
2. Mixer
Bàn mixer hoặc có thể gọi chúng là bàn điểu chỉnh âm thanh hay là bàn trộn âm, chúng luôn có mặt trong mọi hệ thống thiết bị âm thanh, các dân chơi thiết bị nhạc ví mixer là linh hồn của hệ thống âm thanh. Các tín hiệu sẽ được truyền đến mixer, các kỹ thuật viên âm thanh sẽ sử dụng các nút vặn hay các cần gạt trên bàn mixer để điều chỉnh âm thanh sao cho hoàn hảo nhất.
Bàn mixer hiện nay được chia làm 2 loại chính là: mixer analog (mixer truyền thống) - được chỉnh bằng cách vặn nút và mixer digital (mixer điện tử) - được điều chỉnh và nhờ hỗ trợ của công nghệ.
Đối với bộ dàn âm thanh gia đình không cần đòi hỏi phải có 1 bộ dàn quá chuyên nghiệp, chỉ yêu cầu 1 bàn mixer loại nhỏ và đáp ứng đủ các cổng kết nối với các thiết bị âm thanh.
3. Các bộ xử lý tín hiệu
Đây có lẽ là các thiết bị "lạ lẫm" nhất trong dàn âm thanh gia đình. Với những dàn âm thanh đơn giản, phục vụ các nhu cầu thấp thì thường ít sử dụng các bộ xử lí tín hiệu, mà thay vào đó họ sẽ sử dụng những loại mixer được tích hợp sẵn những tính năng xử lí tín hiệu đơn giản của Echo, Equalizer có trên đó.
Thiết bị này không cần bắt buộc phải có trong bô dàn âm thanh gia đình. Nhưng nếu có khả năng bạn cũng có thể trang bị thêm để chất âm phát từ loa sẽ sống động và thật hơn.
4. Amply
Có lẽ không phải đề cập quá nhiều về amply vì nó tương đối phổ biến hơn với nhiều người. Một dàn âm thanh thì không thể nào thiếu amply được, vì nó sẽ đóng vai trò khuếch đại tín hiệu nó nhận được từ nguồn âm, chuyển tới loa phát ra thành âm thanh cho người nghe.
Hiện tại nhiều có khá loại amply, đặc biệt là amply karaoke thường tích hợp sẵn mixer trên đó để đơn giản hóa các thiết bị cho người dùng. Tuy nhiên thì cần kiểm tra kĩ chất lượng khi chọn mua amply, vì đôi lúc các bạn sẽ gặp phải những loại amply được ghi công suất lên đến 1000W, nhưng khi đo bằng Watt metter chỉ còn ...40W. Cần phân biệt rõ công suất đỉnh và công suất hiệu dụng của amply.
5. Micro
Micro, thiết bị bộ bộ phát trong bộ dàn âm thanh. Nó phát tín hiệu đến các thiết bị xử lý và khuếch đại tín hiệu lên, truyển đến loa và phát đến tai người nghe.
Trong dàn âm thanh gia đình và đặc biệt là dàn âm thanh karaoke đó chính là chiếc micro. Một chiếc micro hay sẽ là cầu nối vững chắc giúp bạn giao tiếp được với bộ dàn của mình. Tùy từng nhu cầu sử dụng mà bạn chọn loại micro phù hợp. Hiện nay trên thị trường cũng có khá nhiều hãng micro uy tín và vô số các thương hiệu micro nhập khẩu. Có 2 loa micro cho bạn lựa chọn là: micro có dây cầm tay và micro không dây cầm tay.
6. Dàn loa và loa sub
Thiết bị khá quan trọng trong bộ âm thanh gia đình là loa: Như bạn cũng biết loa đóng vai trò là thiết phát âm trực tiếp truyền đến tai người nghe, để chọn mua được một bộ loa tốt nhất và phù hợp với dàn âm thanh bạn cần chú ý đến công suất và tần số loa sao cho chúng tương thích với các thiết bị khác và khu vực bố trí loa phù hợp với công suất.
Thông thường trong 1 bộ dàn âm thanh gia đình cơ bản sẽ bao gồm: 1 cặp loa treble và 1 loa sub. Mỗi loa sẽ làm từng nhiệm vụ khác nhau. Tạo ra nguồn âm chất lượng đến tai nghe của bạn.
7. Phụ kiện âm thanh
Thiết bị cuối cùng khá quan trọng, góp mặt trong 1 dàn âm thanh gia đình là các phụ kiện âm thanh. Phụ kiện âm thanh khá đa dạng và phong phú. Chúng tôi gợi đến các bạn một số loại phụ kiện âm thanh cơ bản nhất: Dây dẫn tín hiệu: dây loa, dây tín hiệu, jack cắm: jack 6 ly, jack bông sen, jack loa, chân micro, chân loa, pát loa treo tường, tủ máy (nếu muốn có)…
Một số lưu ý khi chọn mua dàn âm thanh gia đình:
-
Xác định vấn đề khách quan khi nghe thử, chạy demo dàn âm thanh gia đình cần mua
-
Chuẩn bị các vấn đề thắc mắc về bộ dàn âm thanh sắp mua để hỏi các kỹ thuật viên âm thanh có chuyên môn
-
Lựa chọn các thiết bị âm thanh có thương hiệu uy tín
-
Cần đồng bộ các thiết bị âm thanh với nhau để cho ra chất âm như mong muốn
Hi vọng với vài kinh nghiệm chia sẻ của Kim Thanh Long Electronics về các thiết bị cần có trong 1 bộ dàn âm thanh gia đình cơ bản và cách chọn mua dàn âm thanh gia đình hợp lý sẽ giúp bạn sở hữu được 1 bộ dàn như mong muốn.